Tách thửa đất chính là quá trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên. Chịu trách nhiệm sang tên cho 2 hoặc nhiều đối tượng riêng biệt. Thủ tục nhà đất về việc tách thửa đất phải được thực hiện theo đúng theo quy định của pháp luật.


Các quy định về việc tách thửa đất

Thu tuc nha dat
Thủ tục tách thửa đất

Về việc tách sổ đỏ, tách thửa đất: theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc người có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

 

Như vậy, để tách thửa phải đáp ứng diện tích tối thiểu và hơn hết là phải có sự đồng ý của những thành viên khác có quyền sử dụng đất.

 

Diện tích tách thửa đất tối thiểu

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 143 Luật đất đai 2013:

“Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.

Ngoài ra, tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được tách sổ như sau: “UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Như vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau. Và được quy định tại Quyết định của UBND cấp tỉnh.

 

Các loại thuế, phí phải nộp

Ngoài ra, còn có các khoản thuế, phí, lệ phí khi làm thủ tục tách thửa. Thông tin luật đưa ra những loại phí bên chuyển nhượng phải nộp như:

 

Thuế thu nhập cá nhân: Số thuế thu nhập cá nhân mà bên chuyển nhượng  phải nộp được căn cứ vào thuế suất và thu nhập của người đó. Người chuyển nhượng được lựa chọn một trong hai cách sau:

 

Cách 1: Thuế suất 25% tính trên thu nhập chuyển nhượng áp dụng đối với trường hợp xác định được chính xác thu nhập.

 

Cách 2: Thuế suất 2% tính trên Tổng giá trị mua bán chuyển nhượng trên hợp đồng nhưng không thấp hơn giá theo khung giá nhà đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành hàng năm.

 

Các khoản phí hay  lệ phí bên nhận chuyển nhượng phải nộp: Lệ phí địa chính 0,15% giá trị chuyển nhượng; Lệ phí trước bạ nhà đất: 0.5%

 

Các Thủ Tục Nhà Đất Liên Quan

 Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất

Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi các cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định. 

Đối với hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.

Hồ sơ gồm (1 bộ):

+ Đơn đề nghị tách thửa đất, kèm theo nội dung xin nhập thửa liền kề do không đủ diện tích tách thửa 

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài khác gắn liền với đất bản gốc;

+ Bản sao công chứng CMND hay căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của các bên liên quan

+ Một số giấy tờ khác nếu địa phương có yêu cầu. Như bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có) hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân,…

+ Giấy ủy quyền (nếu có)

 

Trách nhiệm của văn phòng đăng ký đất đai

Thủ tục tách thửa đất

 

– Tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do chia tách hộ gia đình thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách.

+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.


Nếu hồ sơ chưa hợp lệ  thì văn phòng đăng ký trong tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh. 

Thủ tục nhà đất về tách thửa đã xong cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin lên Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người dân. Hy vọng qua bài viết giúp người dân hiểu được quá trình tách thửa.