Lương và chi trả lương là một trong những vấn đề tài chính mà doanh nghiệp được nhà nước cho phép tự chủ và được Thongtinluat tổng hợp ở phần 1 tại bài viết này. Cùng tìm hiểu các câu hỏi liên quan đến lương và chi trả lương tại bài viết này.

7. Ngừng việc do dịch bệnh, thiên tai, sự cố điện, nước…..được thanh toán như thế nào?

Quy định cũ

Trước đây vì chưa dự liệu được hết các tình huống trong tương lai; tại khoản 3 điều 98 BLLĐ 2012 đã quy định:

Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

Trên thực tế các nguyên nhân khách quan trên có thể kéo dài rất lâu; không chỉ ngày một ngày hai; điển hình như dịch bệnh Covid đã tấn công xuyên suốt năm 2020. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải ngưng hoạt động, tuyên bố phá sản; các doanh nghiệp còn trụ lại cũng vô cùng chật vật khi doanh thu không bù đắp nổi chi phí.

Lương và chi trả lương doanh nghiệp gặp khó trong mùa covid
Lương và chi trả lương – doanh nghiệp gặp khó trong mùa covid

Nếu cứng nhắc buộc doanh nghiệp phải chi trả lương ngừng việc ít nhất bằng lương tối thiểu vùng; thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ngày càng tăng do doanh nghiệp không còn tồn tại.

Quy định mới

Khắc phục hạn chế trên của lương và chi trả lương, điều 99 BLLĐ 2019 đã quy định như sau:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, quy định trên đã phần nào tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với các sự kiện khách quan xảy ra dài ngày, NSDLĐ chỉ cần chi trả đủ lương trong 14 ngày đầu tiên; không được thấp mức lương tối thiểu vùng. Các ngày sau đó, doanh nghiệp có quyền thỏa thuận với NLĐ một tỉ lệ khác nhỏ hơn; như 25%, 50%… lương tối thiểu vùng hoặc có thể không chi trả nếu được sự đồng ý của NLĐ.

8. Người sử dụng lao động chậm trả lương cho người lao động thì bị chế tài gì?

Về mặt nguyên tắc, pháp luật lao động dù ở thời kỳ nào cũng luôn yêu cầu:

Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

Tuy nhiên, vì lý do kinh tế hoặc nhiều lý do khác nhau mà rất nhiều doanh nghiệp chậm trễ trong việc chi trả lương; khiến đời

sống người lao động gặp nhiều khó khăn. BLLĐ 2012 đã có chế tài cho việc trên nhưng chưa đủ sức răn đe với doanh nghiệp.

Quy định cũ

Cụ thể Điều 96 BLLĐ 2012 quy định: “Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”

Với quy định trên, doanh nghiệp mặc định có thể chậm trả lương cho người lao động, miễn không quá 1 tháng (vì quá 1 tháng sẽ bị tính lãi).

Quy định mới

BLLĐ 2019 không để tình trạng trên tiếp tục xảy ra; không cho phép doanh nghiệp cố tình trục lợi trên nguồn quỹ chi trả lương cho NLĐ. Vì vậy, đã quy định tại Khoản 4 điều 97 như sau:

“Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương”.

Như vậy, chỉ cần NSDLĐ chậm trả lương, từ ngày thứ 15 trở đi NLĐ sẽ có thêm một phần tiền lãi. Như việc NLĐ đang gửi tiết kiệm tại chính ngân hàng chi trả lương. Doanh nghiệp cần chú ý trả lương đúng thời hạn cho NLĐ để không phải chịu thêm chi phí này.

9. Tạm ứng tiền lương

Lương và chi trả lương - Tạm ứng
Được tạm ứng tối đa bao nhiêu?

Điều 101 BLLĐ 2019 quy định NSDLĐ phải cho phép NLĐ ứng trước tiền lương trong các trường hợp sau:

  • Do hai bên thỏa thuậnkhông bị tính lãi. Đây là điểm bổ sung mới của BLLĐ 2019 so với BLLĐ 2012.
  • Người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng, phải hoàn trả cho NSDLĐ.

NLĐ nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. BLLĐ 2019 đã tách riêng trường hợp này để tránh gây nhầm lẫn như BLLĐ 2012.

  • Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.