Bất động sản là một ngành hay nói gọi là kinh doanh sốt mọi thời đại. Hàng ngày diễn ra hàng ngàn giao dịch bất động sản trên cả nước. Từ đó việc mua bán bất động sản trở thành giao dịch không thể thiếu; và thủ tục nhà đất minh chứng cho việc sở hữu hợp pháp. Vậy cần những lưu ý gì khi bạn đang muốn sang tên sổ đỏ. Thông tin luật sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.

Các loại giấy tờ hay thủ tục nhà đất

Thu tuc nha dat
Các loại giấy tờ hay thủ tục nhà đất

Khi giao dịch thỏa thuận giữa bên bán và bên mua xong; tiếp theo là làm hồ sơ chuyển dụng quyền sử dụng nhà đất  (sổ đỏ, sổ hồng). Vậy giấy tờ liên quan gồm những gì?

 

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm đất thổ cư, nông nghiệp, lâm nghiệp,…)
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở 
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  •  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong bài viết được gọi tắt là Sổ đỏ.

– Theo quy định khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (thủ tục đăng ký biến động người dân thường gọi là thủ tục sang tên Sổ đỏ).

– Khi sang tên Sổ đỏ thì cơ quan nhà nước sẽ xác nhận việc chuyển nhượng vào trang 4 của Sổ đỏ, trong trường hợp trang 4 của Sổ đỏ không còn chỗ trống thì được cấp Sổ đỏ mới.

5 Lưu ý khi làm thủ tục  nhà đất sang tên sổ đỏ


1. Bất động sản đó có bị tranh chấp hay không?

Ngoài những hồ sơ chứng nhận diện tích hãy tính xác thực của sổ đỏ thì trước khi làm thủ tục nhà đất thì cần xem rõ đất hay nhà  có bị tranh chấp hay không? Nếu tranh chấp khi mua sẽ xảy ra nhiều mâu thuẫn và bất lợi cho người mua.

2. Ai phải làm thủ tục sang tên Sổ đỏ?


Câu hỏi này luôn được đặt ra cho chuyển nhượng (bên bán) và bên nhận chuyển nhượng( bên mua). Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về việc này. Tuy nhiên, khi hai bên lập hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực và có hiệu lực thì theo hợp đồng các bên có nghĩa vụ chính như sau:

– Bên chuyển nhượng  có nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng- Tức là chuyển bên bán phải chuyển giao sổ đỏ cho bên mua.
– Bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán.

Ngoài ra, trong hợp đồng các bên được phép thỏa thuận ai là người thực hiện việc sang tên Sổ đỏ. Hoặc có thể trung gian qua bên thứ ba. Trường hợp không thỏa thuận thì bên mua thường sẽ là người đứng ra sang tên để đảm bảo quyền lợi của mình.

Thu tuc nha dat
Các loại giấy tờ hay thủ tục nhà đất

3. Làm thủ tục sang tên Sổ đỏ ở đâu?

Theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nơi nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ được quy định như sau:

– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai).

– Với địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa.

– Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (UBND xã, phường, thị trấn).

Lưu ý: Các bên có thể hỏi trực tiếp công chứng viên hoặc nhân viên về nơi nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ khi tham gia tại phòng công chứng.
4. Chi phí sang tên Sổ đỏ

Khi sang tên Sổ đỏ hay làm thủ tục nhà đất với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên phải nộp những khoản thuế, phí, lệ phí sau:

-Thuế Thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng (Thuế này do người bán đóng)

– Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Giá đất x Diện tích) (Thuế này do người bán đóng)

– Phí thẩm định hồ sơ không có giá cụ thể, tùy từng từng mà mức đóng khác nhau. Và phí này do bên mua nộp.

Mặc dù đa số quy định là thế nhưng 2 bên có thể thỏa thuận với nhau về ai là người sẽ nộp phí. Từ đó thủ tục sẽ nhanh gọn cho đôi bên.

5. Thủ tục  sang tên sổ đỏ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công chứng

 Bên bán và bên mua được phép chọn một trong hai nơi sau để công chứng nhưng phải trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có bất động sản đang chuyển nhượng. Có thể công chứng tại phòng công chứng của nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư nhân.

Các giấy tờ cần công chứng: 

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng của bên bán và bên mua.  Sổ hộ khẩu ( bên bán và bên mua). Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân. ( bên bán và bên mua). Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).
Bước 2  Kê khai nghĩa vụ tài chính
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 

– Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo 

– Bản sao, bản chụp Sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có).


Bước 3 Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) hồ sơ sang tên Sổ đỏ gồm:

+ Đơn đăng ký biến động 

+ Bản gốc Sổ đỏ;

+ Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.

Ngoài ra, phải mang chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân và xuất trình khi có yêu cầu.

Sau khi đầy đủ hồ sơ và nộp lên cơ quan thì không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Nắm rõ các lưu ý khi làm thủ tục nhà đất giúp bạn làm chính xác tiết kiệm thời gian. Chúc bạn thành công