Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những bảo hiểm bắt buộc trong bảo hiểm xã hội. BHTN Giúp đảm bảo quyền lợi, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ mất việc hoặc nghỉ việc

 
Lưu ý về bảo hiểm thất nghiệp 2020

Trong thời buổi kinh tế nhiều khó khăn như hiện nay. Đặc biệt là sau mùa dịch covid  nhiều công ty phải giải thể. Và trợ cấp thất nghiệp là chỗ dựa vật chất và tinh thần cho người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm mới.

Tổng hợp về luật bảo hiểm thất nghiệp 

  • Luật việc làm Luật số: 38/2013/QH13 ngày 16/11/213
  • Các quy định về bảo hiểm thất nghiệp số 71/2006/QH11; Chương IX – Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2015. Các chế độ quy định ở Nghị định này được thực hiện từ  01/01/2015.

Cùng thông tin luật tìm hiểu về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Từ 01/01/2020 – 31/12/2020 mức đóng BHXH, BHTN, BHYT áp dụng đối với người lao động như sau

Cụ thể:

  • HT: Quỹ hưu trí, tử tuất
  • ÔĐ: Quỹ ốm đau, thai sản
  • LĐ: Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • BHTN: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
  • BHYT: Quỹ bảo hiểm y tế

Như vậy bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ chịu 1%  và doanh nghiệp chịu 1% trên mức lương đóng bảo hiểm.

"Những

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Tại điều 46 Luật việc làm  năm 2013 quy định như sau:

” Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

  1. Người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động. Theo quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.

Trường hợp người lao động trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.”

Hướng dẫn tính bảo hiểm thất nghiệp 2020

 

Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH. Mức tiền bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:

Mức hưởng hàng tháng  = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng  BHTN trước khi thất nghiệp  x 60%

Đặc biệt lưu ý:

  • Người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Tiền TCTN hằng tháng lãnh trợ cấp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở
  • Người lao động hưởng lương từ doanh nghiệp: Tiền TCTN hằng tháng lãnh trợ cấp tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng

Trường hợp 1:

Trường hợp những tháng cuối trước khi thất nghiệp; người lao động có thời gian đóng BHTN thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng TCTN là  bình quân tiền lương của 06 tháng đóng BHTN trước khi người lao động chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Bà Hoa ký Hợp đồng lao động  có thời hạn 24 tháng với mức lương: từ ngày 01/09/2018 đến 31/08/2020 là 3.000.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/09/2019 đến 31/08/2020 là 6.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, 01/01/2020 đến 30/06/2020, bà H hưởng chế độ thai sản. Sau đó vì lý do riêng bà làm đơn xin nghỉ việc theo quy định nhà nước vào ngày 01/07/2020.

Vậy mức hưởng TCTN bình quân tiền lương 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc mà đã đóng BHTN (tháng 07,08,09,10,11,12/2019). Mức hưởng TCTN hàng tháng của bà H sẽ được tính như sau:

(3.000.000 đồng x 2 tháng + 6.000.000 x 4 tháng)/6 x 60% = 3.300.000 đồng/tháng

Trường hợp 2:

Hưởng BHTN hàng tháng của người lao động không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định;  Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng của người lao động theo quy định của luật lao động.

Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN. Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được 03 tháng trợ cấp thất nghiệp (TCTN)

Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì hưởng thêm 01 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng

Tháng hưởng TCTN được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng TCTN. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày

"Những

Ví dụ:

Chị N.T.Hiền được hưởng TCTN 03 tháng, thời gian hưởng TCTN của chị được tính từ ngày 10/01/2020 đến ngày 09/04/2020

Như vậy, tháng hưởng TCTN của chị Hiền được xác định như sau:

  • Đối với háng hưởng TCTN thứ nhất từ ngày 10/01/2020 đến hết ngày 09/02/2020
  • Còn tháng hưởng TCTN thứ hai từ ngày 10/02/2020 đến hết ngày 09/03/2020
  • Và tháng hưởng TCTN thứ ba từ ngày 10/03/2021 đến hết ngày 09/04/2020

 

Trợ cấp thất nghiệp phần nào  giúp người lao động trang trải trong khi chưa tìm được việc. Mong rằng qua bài viết trên giúp ích cho người lao động hiểu được những lưu ý trong hưởng bảo hiểm thất nghiệp.