Ngay khi doanh nghiệp xác định được định hướng phát triển hàng hóa, dịch vụ của mình; cần nhanh chóng tiến hành đăng ký nhãn hiệu nhằm đảm bảo quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu đó tại Việt Nam cũng như tại các quốc gia khác. Vậy nhãn hiệu là gì? Nhãn hàng hóa là gì? Làm cách nào để phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa? Vì sao cần đăng ký nhãn hiệu? Sau đây thongtinluat.com sẽ cùng bạn giải đáp các câu hỏi trên.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa?
Nhãn hiệu và nhãn hàng hóa là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn hoặc đánh đồng. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Và cả hai được điều chỉnh bởi những quy định pháp luật riêng biệt.
Nhãn hiệu có thể đăng ký và được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp. Bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt nhưng nhãn hàng hóa thì không.
Vì vậy, trước khi đăng ký bảo hộ, bạn cần phải phân biệt được nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Hiểu rõ nội dung nào nằm trong phạm vi bảo hộ của pháp luật.
Nhãn hiệu | Nhãn hàng hóa | |
Định nghĩa | Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” |
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
“Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”
|
Nội dung | Bao gồm chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.
|
Bao gồm một số nội dung bắt buộc (tên hàng hóa; tên và địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ;…) và một số nội dung không bắt buộc (hình ảnh; nội dung quảng cáo; nhãn hiệu;…)
|
Mục đích | Tạo khả năng phân biệt cho hàng hóa. | Thể hiện những thông tin mô tả cơ bản, cần thiết, chính xác về hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, lựa chọn, sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
|
Phạm vi sử dụng | Một nhãn hiệu có thể sử dụng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau. | Mỗi một loại hàng hóa có một nhãn hàng hóa riêng cùng với những nội dung bắt buộc phải thể hiện theo quy định của pháp luật. |
Tính chất | Không bắt buộc gắn vào hàng hóa.
Việc sử dụng nhãn hiệu do doanh nghiệp lựa chọn sử dụng để nâng cao khả năng nhận biết và tính cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ của mình. |
Bắt buộc phải có nhãn hàng hóa gắn lên hàng hóa.
Đây là phương tiện để đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng, cũng như để cơ quan nhà nước quản lý chất lượng hàng hóa do doanh nghiệp cam kết, vì vậy, bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa chính xác, đầy đủ và rõ ràng gắn lên hàng hóa. |
Xem thêm:
Mục đích đăng ký nhãn hiệu
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, chỉ khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp mới có thể để bảo vệ quyền lợi của mình; ngăn chặn bên khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ bằng các chế tài theo quy định của pháp luật.
Phạm vi được bảo hộ tùy vào chủ thể đăng ký. Thông thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam; dẫn đến việc vi phạm nhãn hiệu từ các nước khác.
Doanh nghiệp cần xác định rõ phạm vi kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm để có sự lựa chọn phù hợp (bao gồm cả phạm vi quốc tế).