Theo Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Bên cạnh đó, Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cũng có những quy định về vấn đề này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đăng tin giả sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hành vi đăng tin giả trong lĩnh vực dân sự

Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và quy định tại các Điều 584, từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.

Căn cứ Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

tin giả

Trách nhiệm hình sự 

Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình Sự 2015 có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, Người phạm tội có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cá nhân khi danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại cần làm đơn khiếu nại gửi đến đơn vị liên quan hoặc cơ quan công an nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Xử phạt đối với hành vi đăng tin giả về dịch bệnh Covid-19 lên facebook 

Từ khi Covid-19 bùng phát, hàng loạt tin giả được lan truyền nhanh chóng trên Facebook làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Đối với hành vi này, người vi phạm có thể bị xử lý như sau:

  • Căn cứ theo Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

  1. a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
  • Và Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 15/2020:

“3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”

Tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (Facebook,…) về Covid-19 sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm

+ Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

tin giả

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đăng tải.

Trường hợp, người nào có hành vi đưa lên mạng xã hội tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về dịch Covid-19, gây nên dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, việc tung tin giả làm ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và cộng đồng, mọi hành vi đăng tin, chia sẻ dù cố ý hay vô ý đều bị xử lý theo quy định pháp luật dân sự hoặc hình sự. Cùng chia sẻ thông tin hữu ích này cho những người xung quanh nhé!

>>> Xem thêm các thông tin pháp luật khác tại đây